Hãy Dọn 3 Loại “Rác” Này Ra Khỏi Đầu Nếu Muốn Thành Công

Mỗi ngày chúng ta đều sống trong sự vận động không ngừng nghỉ và vì thế vạn vật thay đổi là điều tất yếu. Có một vài thay đổi chúng ta hào hứng đón nhận tuy nhiên cũng có những đổi thay chúng ta không biết làm cách nào ngoài việc né tránh chúng.

Và những lúc như thế này bạn hãy thành thật với chính mình: Rằng đã bao giờ bạn giới hạn bản thân mình trước những cơ hội, trải nghiệm, và thậm chí là từ bỏ những giấc mơ nào đó vì bạn luôn có lý do để thoái thác. Chúng ta thường gạch bỏ các mục tiêu ra khỏi danh sách không phải vì chúng ta đã hoàn thành được nó, mà là vì chúng ta tự mặc định rằng mình không thể thực hiện được.

Không có động lực nào mạnh mẽ hơn là ý chí, và chính ý chí giúp bạn nhìn thấy những điều sâu xa hơn là chỉ những trở ngại phía trước và giúp bạn vượt qua nó.

Những kế hoạch được lập ra là để thay đổi, và cuộc sống cũng như thế. Và không bao giờ là quá muộn để cải thiện cuộc sống của mình khi bạn đã thực sự muốn thay đổi. Tuổi tác không phải là vấn đề.

Dưới đây là những bước để loại bỏ những rào cản tư duy và cách đạt được cuộc sống mà bạn hằng mong muốn.

1. “Tôi đã quá tuổi cho một sự khởi đầu”

Người ta nói “tuổi tác chỉ là những con số” và quả thực nó chỉ là một đại lượng dùng để đo lường thời gian sống của bạn mà thôi. Thế nhưng chúng ta lại vô tình hay hữu ý gắn tuổi tác cho những mốc thời gian có mục đích nào đó.

Ví dụ: Tôi muốn chuyển đến sống ở thành phố trước tuổi 25. Tôi muốn có một công việc kinh doanh thành công trước năm 30 tuổi. Tôi muốn sở hữu một căn nhà trước năm 35 tuổi. Tôi muốn đi du lịch qua 20 quốc gia trước khi 40 tuổi…

Khi mà mục tiêu đề ra không được thực hiện thì cũng chính là lúc cảm giác thất bại ngay lập ùa đến. Bản chất của thời gian không phải là để đặt ra mục đích mà là một phương tiện để hướng dẫn bước thực hiện.

Tóm lại thì thời gian không nên được xem là cốt lõi của việc phải hoàn thành mục tiêu, mà thay vào đó nó chỉ nên là chỉ dẫn cho ta thấy liệu rằng chúng ta có đang đi đúng hướng và danh sách những việc cần làm có phù hợp với bạn hay không thôi.

2. “Tôi không có đủ tiền”

Thay vì nói “Tôi có nhiều thứ hơn là tiền bạc” thì câu nói “Tôi không có đủ tiền” lại đang dần trở lên quá phổ biến và nó gắn liền với với những cuộc hội thoại hàng ngày đến nỗi chúng ta không nhận ra ảnh hưởng tiêu cực mà nó đem lại. Đã đến lúc phải thay đổi kịch bản tiền bạc hay còn gọi là trở ngại tiền bạc.

Mối quan hệ và những cuộc hội thoại liên quan tới tiền bạc thực sự có tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại của chúng ta hơn chúng ta nghĩ và tư duy tích cực về nó chính là chìa khóa dẫn tới việc bạn có được cuộc sống đáng mơ ước hay không.

Chúng ta càng để cho tiền bạc điều khiển bản thân, càng về sau, niềm khát khao được thay đổi cuộc sống sẽ không phải là đối tượng ưu tiên hàng đầu nữa.

3. “Tôi sẽ bắt đầu vào ngày mai”

Bắt đầu vào ngày mai luôn là một rào cản lớn nhất, và thông qua việc gạt những mục đích sang một bên, trong tiềm thức bạn đã để bản thân mình chấp nhận rằng điều đó không quan trọng. Những mục tiêu của bạn phải luôn được ưu tiên và có giá trị hơn cả.

Đầu tiên hãy xem xét thói quen đặc biệt nào ngăn cản bạn tiến lên phía trước và cùng xem xét bản thân bạn đã dành thời gian nhiều nhất vào việc gì. Tuy nhiên muốn thay đổi và xem xét điều gì bước đầu tiên phải là nhận thức.

Hãy nhớ rằng sẽ chẳng bao giờ là quá trễ để thay đổi cuộc sống và những lí do như tuổi tác, thời gian hay thậm chí là kinh nghiệm cũng không cản trở bạn khao khát theo đuổi những giấc mơ, những kế hoạch và sống khác đi.

Cuộc sống luôn chuyển động về phía trước, vì thế hãy ghi nhớ rằng bạn luôn vận động và kiểm soát không ngừng. Bạn luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng nhiều hơn là bạn nghĩ. Cuộc sống mà chúng ta sống là điều quan trọng nhất và luôn luôn xứng đáng khi biến nó thành một cuộc sống ý nghĩa.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: